Giải pháp cải thiện áp lực nước yếu trong hệ thống cấp nước trong nhà.
Sử dụng nước sạch là nhu cầu thiết yếu của mọi người, nhưng trong quá trình sử dụng nước sạch thì nhiều người gặp phải nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng cái thiết bị vệ sinh. Trong đó vấn đề áp lực nước yếu làm khá nhiều người khó chịu, khiến các thiết bị vệ sinh dù đắt hay rẻ tiền hoạt động không hiệu quả, thậm chí gây hư hỏng các thiết bị yêu cầu áp lực nước tối thiểu để hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ làm cung cấp cơ bản cơ chế hệ thống cấp nước trong nhà từ đó liệt kê, phân tích các nguyên nhân gây áp lực nước yếu cũng như giải pháp khắc phục và các vấn đề cần chú ý khác.
Hệ thống cấp nước trong nhà hoạt động như thế nào?
Hệ thống cấp nước trong nhà nhằm mục đích cấp nước đến các thiết bị có nhu cầu sử dụng nước như lavabo, vòi rửa chén, máy giặt v.v.. Mỗi thiết bị đều có yêu cầu áp lực nước, lưu lượng làm việc riêng để đảm bảm sử dụng được tốt.
Cơ bản hệ thống gồm các đường ống dẫn nước bằng vật liệu nhựa PVC, PPR hoặc các vật liệu khác và các thiết bị như máy bơm, bồn nước mái, bể nước ngầm v.v.. Đầu tiên nước sẽ từ đông hồ thủy cục cấp đến bể nước ngầm rồi sử dụng một bơm trung chuyển để đẩy nươc lên bồn mái (hoặc không qua bể ngầm mà đẩy trực tiếp lên bồn mái). Sau đó nước sẽ từ bồn mái dẫn nước đến cách thiết bị qua các đường ống chính và nhánh và sử dụng sự chênh lệch chiều cao giữa bồn nước và thiết bị dùng nước để áp áp lực nước đầu ra của thiết bị.
Nhận biết áp lực nước chảy yếu
Các hiện tượng biểu hiện nước chảy yếu được thấy qua cách hoạt động của các thiết bị sử dụng nước:
-Vòi nước bồn rửa tay, rửa chén, vòi nước ngoài sân, nước chảy chậm, yếu, nhỏ giọt làm thời gian rửa chén, chảy đầy bị kéo dài, tốn thời gain công sức .
-Vòi sen tắm là thiết bị nhất thiết phải đảm bảo áp lực nước để hoạt động, nếu không một buổi tắm rửa vệ sinh của bạn sẽ kéo dài hàng giờ kèm theo sự bực bội.
-Bồn cầu sử dụng két nước nước rời sau khi xả nước một lần thì thời gian để xả lần tiếp theo rất lâu, do nước cấp vào yếu nên thời gian để két nước đầy rất lâu.
-Các thiết bị sử dụng nước như máy giặt, máy nước nóng, máy rửa chén v.v.. yêu cầu áp lực nước lớn để hoạt động, nếu nước chảy yếu các thiết bị sẽ tự dừng, không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng ì ạch dẫn đến lâu ngày sẽ bị hư hỏng.
-Các đường ống nước chảy yếu nếu bồn nước mái không thường xuyên vệ sinh hoặc đường ống lão hóa thì cặn bẩn làm tắt nghẽn đường ống thường xuyên hơn.
Các nguyên nhân gây nước chảy yếu.
Áp lực nước yếu, nước chảy yếu thường liên quan đến nhiều vấn đề như vấn đề về vật liệu của ống,chọn thông số thiết bị, kỹ thuật thi công, hạ tầng cấp nước thủy cục bên ngoài yếu kém, tính toán thiết kế kỹ thuật v.v.. Trong đó các nguyên nhân cơ bản thường gặp như sau:
-Do nhu cầu sử dụng nước của các hộ gia đình không điều hòa theo thời gian mà thường tập trung vào cách giờ nghỉ ngơi, sau khi làm về, ngày nghỉ. Làm các khoảng thời gian đó nhu cầu sử dụng nước của các hộ gia đình tăng cao và các nhà máy nước sử dụng công nghệ cũ sẽ không đáp ứng được nhu cầu đột biến đó dẫn đến nước cấp vào nhà ít và yếu. Nếu các hộ gia đình không có bể mái mà sử dụng nước trực tiếp từ sau đông hồ thủy cục đến thẳng các thiết bị sử dụng nước thì nước sẽ cực kì yếu cũng như có thể nước không được sạch nhiều chất dơ lắng đọng.
-Đường ống cấp nước quá nhỏ, vật liệu của ống nước có độ nhám cao, đường ống lâu ngày không vệ sinh bám phèn, cặn canxi nước cứng, đường ống quá dài, đường ống sử dụng quá nhiều mối nối chuyển hướng v.v.. làm tăng tổn thất áp lực đường ống dẫn đến nước chảy ra từ thiết bị yếu.
-Các thiết bị van chặn, van một chiều lâu ngày hư hỏng rỉ sét dẫn đến chặn đường nước chảy.
-Chọn bơm tăng áp không phù hợp với lưu lượng, áp lực làm việc của hệ thống.
-Không có đường ống hơi trên bể nước nước dẫn đến bí hơi nước không tự chảy được từ đó không tạo được áp lực tự do làm nước chảy yếu.
-Hiện tượng bọt khí tồn đọng ở các vị trí cao nhất của hệ thống làm giảm khả năng gia tăng áp lực dòng chảy trong ống.
-Bể nước mái để không đủ độ cao, chênh lệch độ cao so với thiết bị quá nhỏ, không sử dụng bơm tăng áp thì áp lực hình học rất nhỏ làm áp lực tự do ở thiết bị nhỏ (nước ra vòi yếu).
-Các thiết bị sử dụng nước lắp đặt không đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất, như đường ống cấp vào thiết bị không đúng kích thước, lắp miếng lọc rác ở máy giặt, máy nước nóng sai cách v.v.. cũng làm nước chảy vào các thiết bij đó yếu.
-Cuối cùng là do sự rò rỉ nước từ các đoạn ống nước âm, mối nối ống, các van nước, bơm v.v..gây suy giảm áp lực nước.
Các khắc phục hiện tượng nước chảy yếu
-Tìm đơn vị thi công ,thiết kế uy tín để tính toán hê thống cấp nước hợp lý để tránh tình trạng xây xong nhà sử dụng nước thì áp lực nước sử dụng không đạt yêu cầu.
-Vệ sinh bồn nước, đường ống, bảo dưỡng các van, bơm trên hệ thống thường xuyên. Kiểm tra các đoạn ống bất thường có khả năng bị nghẹt rác hoặc cặn bẩn và xử lý thông đường ống.
-Lắp đặt thêm bơm tăng áp ở các vị trí đoạn ống có các thiết bị nước chảy yếu, chú chọn đúng thông số về lưu lượng, cột áp làm việc cũng như công suất phù hợp với nhu cầu tránh tốn chi phí quá mức, hoặc lắp xong vẫn không cải thiện được áp lực nước.
-Nếu không muốn lắp bơm tăng áp vì sợ thể tốn chi phí điện vận hành thì có thể nâng bồn nước trên mái cao hơn thì cũng cải thiện áp lực nước làm nước chảy mạnh hơn.
-Đường ống cấp nước chính không được quá bé, phải có hệ thống thông hơi bể hoặc đường ống, đường ống phải đảm bảo từ bể đến thiết bị sử dụng nước là ngắn nhất có thể và hạn chế sử dụng mối nối đổi chiều như co, cút, tê chếch v.v..
-Kiểm tra đường ống nước âm trần, âm sàn và mực nước bồn nước để qua đêm để xác định có không sự rò rỉ đường ống.
-Lưu ý hiện nay trên các phương tiện truyền như internet hoặc truyền hình có quảng cáo các thiết bị vệ sinh như sen tắm, vòi sịt có chế độ tăng áp lực nước làm nước mạnh hơn. Thật sự những thiết bị đơn giản, nếu không có động cơ tăng áp riêng trên thiết bị thì không có tác dụng nào trong việc tăng áp lực nước. Mọi người nên cảnh giác và không nên bỏ hầu bao mua những thiết bị đó.
Bản tin
Bình Luận